Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Ngày giao hàng và ngày hết hạn l/c

Không có nhận xét nào :

Thời gian quy định hiệu lực sử dụng của L/C nhằm xác định đúng, đủ các điều kiện giao hàng, thời gian và điều kiện thanh toán, phù hợp với điều kiện, tiến độ giải ngân và thu hồi phần vốn tài trợ của ngân hàng. Nhưng nắm vững thời hạn sử dụng của L/C thôi chưa đủ, nhà xuất khẩu phải năm rõ ngày giao hàng và ngày hết hạn L/C có những liên hệ gì.

L/C có nghĩa là gì?

L/C là viết tắt của Letter of Credit có nghĩa là thư từ tín dụng được ngân hàng viết ra. L/C là thư do ngân hàng phát hành dựa theo yêu cầu của người/doanh nghiệp nhập khẩu, cam kết rằng sẽ thanh toán một khoản tiền nhất định cho người bán, trong thời gian quy định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C.
Khi ngân hàng lập ra một L/C sẽ giới hạn cho L/C thời gian mở và thời gian hết hạn. Ngân hàng xem xét nhà xuất khẩu xuất trình giấy tờ có hợp lệ hay không nhờ căn cứ vào thời hạn của một L/C. Chứng từ của nhà xuất khẩu được xem là không hợp lệ khi L/C quá hạn sử dung. Và L/C hết hạn cũng đồng nghĩa với việc bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu đã xuất trình sẽ không nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng trả tiền). Trong trường hợp này nhà xuất khẩu phải chờ sự chấp nhận điểm bất hợp lệ trên những văn bản giấy tờ có hiệu lực mới thực hiện việc thanh toán.

L/C có những quy định gì?

Trong một số trường hợp các nhà xuất khẩu hiểu nhầm rằng ngày hết hạn thư tín dụng là ngày hết hạn xuất trình thì chưa hẳn là vậy. Vì trong L/C sẽ có những quy định rõ ràng về ngày hết hạn xuất trình, cụ thể là bao nhiêu ngày sau ngày giao hàng nhưng nó nằm trong thời gian L/C vẫn còn hiệu lực sử dụng. Nhưng có khi ngày hết hạn xuất trình và ngày hết hạn L/C sẽ trùng nhau. Theo quy định tại điều 4A-UCP 600, một L/C đã được thành lập thì người bán và người mua chỉ thực hiện dựa vào nội dung đã được lập ra trong L/C. Và ngân hàng chỉ thực hiện dựa vào những điều khoản của thư tín dụng, không lệ thuộc vào hợp đồng. Thư tín dụng L/C hoạt động theo nguyên tắc nhất định, ngày giao hàng phải nằm trong khoảng thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
Thời gian lập L/C phải cách ngày giao hàng phải một khoảng thời gian, thời gian hợp lý được tính tối thiểu bằng tổng của số ngày cần có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập. Số ngày để chuẩn bị cho từng loại hàng là khách nhau, hàng hóa càng phức tạp thì số ngày chuẩn bị càng nhiều. Ngược lại, quy trình chuẩn bị để xuất các hàng hóa công nghiêp thì không cần khoảng thời gian quá lớn.
Thời gian giao hàng cách ngày hết hạn của L/C một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng này thường được tính bằng số ngày chuyển chứng từ từ nơi chứa hàng đến cơ quan của doanh nghiệp xuất khẩu, số ngày lập hồ sơ thanh toán và số ngày chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C. Nếu không có bất cứquy định, cam kết nào thì theo UCP 600 khoảng thời gian này được tính là 21 ngày.
Các nhà xuất khẩu cũng như những cơ quan, doanh nghiệp cần phải nắm rõ ngày giao hàng và ngày hết hạn L/C để tránh những rủi ro xảy ra không quá trình xuất – nhập hàng hóa.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét